Có 50 kết quả được tìm thấy
Ngày 30/5, nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Thư viện tỉnh phối hợp với Hội Phụ nữ Công an thành phố Ninh Bình tổ chức ngày hội thiếu nhi đọc sách hè năm 2024 với chủ đề "Hè vui-sách hay".
Gần đây, những chiếc điện thoại gập như OnePlus Open hay Samsung Fold còn cho thấy sự tiện lợi hơn nữa khi được sử dụng như thiết bị đọc sách số.
Năm 2024 là năm thứ 3 NgàySách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức trên địa bàn tỉnh, đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong các nhà trường.
Chiều 24/3, tại Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (xã Gia Phương), Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 1100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Viễn tổ chức Ngày hội đọc sách "Gia Viễn lịch sử văn hóa".
Việc "kéo" người trẻ lại gần với sách, yêu sách, đọc sách mỗi ngày là một vấn đề không dễ, cần có nhiều cách làm sáng tạo.
Được đầu tư theo hướng xanh, thân thiện và phong phú về học liệu, "thư viện khát vọng xanh" của Trường THPT Yên Khánh B không chỉ là nơi cung cấp nguồn học liệu mà còn là không gian lý tưởng, nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Sự ra đời của sách điện tử với các cửa hàng sách online trên các trang mạng xã hội đã khiến việc đọc sách của người dân có sự thay đổi. Tuy nhiên không vì thế mà sách giấy mất đi vị thế của mình. Ghi nhận của phóng viên tại một số cửa hàng sách trong tỉnh.
Xác định tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Nhân Ngày sách Việt Nam năm 2023, phóng viên Báo Ninh Bình có cuộc trao đổi với bà Lại Thi Thu Hà, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh về vai trò của sách và những hoạt động kết nối, cung cấp, chia sẻ thông tin về sách đến người đọc trong thời gian qua. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
Thời gian qua, xe thư viện lưu động của Thư viện tỉnh đã đưa sách về phục vụ nhu cầu đọc cho học sinh ở nhiều điểm trường trên địa bàn tỉnh. Từ những "chuyến xe tri thức" này đã góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách, khám phá những chân trời tri thức mới cũng như nhu cầu "săn" sách hay của học sinh hiện nay.
Phòng thư viện với đa dạng các đầu sách phù hợp với lứa tuổi học sinh được doanh nghiệp trao tặng cho Trường Tiểu học Gia Lạc (huyện Gia Viễn) là món quà ý nghĩa để từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường. Từ đó, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng tâm hồn và lối sống lành mạnh cho học sinh.
Vanvn- Nguyễn Bình Phương cho rằng với người viết, giọng văn là trời cho, còn kỹ thuật thì phải rèn giũa. Kỹ thuật của một nhà văn sẽ chín dần qua từng tác phẩm.
Trong thời đại số và bùng nổ các loại hình giải trí, sách truyền thống vẫn có chỗ đứng trong lòng nhiều thế hệ độc giả. Các mô hình đọc sách cộng đồng đã nở rộ ở nhiều nơi.
Những năm qua, Trường Tiểu học Kim Đông (huyện Kim Sơn) đã quan tâm xây dựng thư viện thân thiện Room To Read để tạo thói quen đọc sách cho học sinh, hỗ trợ việc dạy học tích cực, dạy và học mọi lúc, mọi nơi. Qua đó, giúp các em học sinh tiểu học tiếp thu, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đọc sách là một thói quen. Thói quen ấy nên hình thành càng sớm càng tốt và quan trọng nữa là phải được nuôi dưỡng thường xuyên. Nhân ngày Sách Việt Nam, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với bà Lại Thu Hà, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh để cùng tìm hiểu kỹ hơn về nỗ lực của đơn vị trong việc "kéo" người trẻ lại gần với sách, yêu sách, đọc sách mỗi ngày.
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào xây dựng mô hình thư viện thân thiện Room to Read gắn với phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Qua đó đã góp phần xây dựng thói quen đọc sách và kỹ năng học tập suốt đời cho học sinh từ bậc Tiểu học.
Nhiều năm nay, huyện Yên Khánh luôn chú trọng phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đưa việc đọc sách trở thành thói quen, nếp sinh hoạt văn hóa lành mạnh, ý nghĩa, góp phần nâng cao dân trí, ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Kỳ nghỉ hè luôn là thời điểm Thư viện tỉnh hoạt động hết công suất để phục vụ bạn đọc, trong đó phần lớn là các độc giả nhí. Năm nay, bên cạnh việc tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn sách, báo phong phú để phục vụ nhu cầu đọc sách cho bạn đọc, Thư viện tỉnh cũng chuẩn bị phương án nhằm đảm bảo an toàn cho độc giả nói chung, độc giả nhí nói riêng trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Hình thành và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Từ đó, từng bước hình thành thói quen, kỹ năng, làm lan tỏa phong trào đọc sách trong nhà trường, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng tâm hồn và lối sống lành mạnh cho học sinh.
Duy trì mỗi tuần các tiết đọc sách tại thư viện, hướng dẫn học sinh hiểu biết và hát những điệu Xẩm, tổ chức các hoạt động múa, hát, nhảy dân vũ, biểu diễn võ cổ truyền tập thể… là những hoạt động mà Trường Tiểu học Yên Phong (huyện Yên Mô) đã tổ chức nhiều năm qua, giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, rèn luyện sức khỏe cho các em.
Chiều 2/4, tại Nhà văn hóa xã Trường Yên, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoa Lư tổ chức chuyên đề "Ngày hội đọc sách" hưởng ứng Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 với chủ đề "Sách - Tri thức nền tảng, vững chắc tương lai".
Những năm gần đây, các trường học trên địa bàn tỉnh từ cấp Tiểu học đến THPT đã quan tâm đầu tư không gian thư viện tại trường, xây dựng các CLB về sách; đồng thời tổ chức các cuộc thi, hội thi giới thiệu về sách...,mang lại hiệu quả tích cực, khơi dậy niềm yêu thích, hình thành thói quen đọc sách cho mỗi học sinh.
Sáng 2/11, Trường THPT Yên Khánh A phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức Ngày hội đọc sách tại nhà trường với chủ đề: "Mỗi trang sách mở ra một chân trời mới".
Chỉ với vài chiếc tủ nhỏ bao gồm cả những giá sách đã cũ hay những kệ sách được đóng sơ sài bằng cót ép, các cựu chiến binh của thôn Thiện Hối, xã Gia Tân (Gia Viễn) đã xây dựng được một "thư viện" có khoảng hơn 500 đầu sách với mong muốn giản đơn là "đưa văn hóa đọc về thôn xóm", giúp bà con mở mang kiến thức.
Với mục tiêu giúp học sinh tiểu học thư giãn sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em xây dựng thói quen, kỹ năng đọc sách, năm học 2019-2020, mô hình thư viện thân thiện Room to Read được bắt đầu triển khai xây dựng thí điểm ở một số trường tiểu học trong tỉnh. Thư viện thân thiện được xây dựng từ cách bài trí kệ sách, tạo không gian để học sinh tham gia các hoạt động; học sinh được vẽ về nhân vật trong truyện…, qua đó tiếp lửa phong trào đọc sách trong trường tiểu học.